Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

ĐỜI BUỒN 
Con chó trong xiềng xích
Vẫn tận tụy trông nhà cho chủ
Dẫu chỉ là một cái nhà hoang...
Bị mắng chửi, đòn roi
Vẫn vẫy đuôi mừng chủ.
Ăn những miếng xương thừa, cơm hớt
Vẫn một mực trung thành
Kể cả khi bị trói cả bốn chân, buộc mõm...
Vẫn nhìn chủ bằng ánh mắt van lơn
Ứa nước mắt như là mình có lỗi.
Ngu như chó...người ta bảo thế
Đáng buồn thay...
Những loài khôn lại thiếu... trung thành.

Viết trong một ngày mưa rét và buồn.


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Lịch sử nhiếp ảnh: Nhiếp ảnh màu ra đời




Lịch sử nhiếp ảnh: Nhiếp ảnh màu ra đời

11:2109/01/2013

Không lâu sau khi các nhà nhiếp ảnh tiên phong làm kinh ngạc cả thế giới bằng việc lưu lại hình ảnh đen trắng của thế giới xung quanh trên tấm kim loại hoặc trên giấy, thì một số người bắt đầu nghiên cứu làm ảnh màu, mà bước thô sơ nhất là người ta tô mầu lên ảnh đen trắng gần giống với tự nhiên.

Để đi sâu vào nghiên cứu ảnh màu thì ngay từ thời Niepce đã có dấu hiệu chứng tỏ ông ta đang tìm hiểu về ảnh màu. Trong bức thư gửi cho em ruột của mình là Claude. Ông đã kể về các nghiên cứu cách cố định màu sắc của ông trên lĩnh vực ảnh màu, ông viết: “…anh còn phải tìm cách cố định màu sắc”. Và khi ông đến thăm Daguèrre năm 1827, ông đặc biệt quan tâm đến các khảo cứu của Daguèrre trên lĩnh vực ảnh màu. 

Trong bức thư gửi cho con trai là Isidor Niepce, ông hào hứng viết: “Ông Daguèrre đã đạt đến việc có thể vẽ nên một số màu trong quang phổ áng sáng bằng chất hóa học của ông ta. Ông đã tổng hợp lại được bốn màu trong đó và giờ đây ông đang tìm cách phối trộn ba màu còn lại, để có được bảy màu của dãy quang phổ. Nhưng ông Daguèrre đang gặp nhiều khó khăn ngày một tăng lên trong việc biến đổi mà hợp chất này phải trải qua, để ghi lại được một số màu”.
Thực ra, các ảnh đơn sắc làm theo phương pháp Daguèrre không thể tái hiện được các màu sắc của vật. Nhưng mãi về sau người ta mới nhận ra khiếm khuyết ấy và các nhà nhiếp ảnh chụp theo phương pháp Daguèrre bắt đầu tô màu lên ảnh.
manh-thuong, manh thuong, manhthuong, kien-thuc-nhiep-anh, kien thuc nhiep anh, nhiep anh, lich-su-nhiep-anh, lich su nhiep anh, nghe thuat, nghe thuat nhiep anh, nhiep anh, anh mau, nhiep anh mau, nhiep anh mau ra doi, Niepce, Daguerre 
Bức ảnh chụp bằng phương pháp Daguerre được tô màu
Các thử nghiệm đầu tiên để tạo ra màu sắc của ảnh không phải do tô màu, mà do kỹ thuật nhiếp ảnh. Bởi nhu cầu đòi hỏi ảnh màu rất lớn, mà việc tô màu không những không mỹ thuật mà màu sắc không thực. Bức ảnh màu ra đời đầu tiên vào năm 1830, nhưng đó là bức ảnh một màu, đơn điệu và màu mau phai.
Năm 1850, Levi L. Hill, một mục sư theo phái rửa tội và là nhà nhiếp ảnh ở New York đã trình cho các nhà nhiếp ảnh hàng đầu ở Mỹ xem các mẫu thử ảnh màu do ông làm. Giới chuyên môn muốn biết cụ thể về kỹ thuật của Hill và người ta sẵn sàng trả cho ông một khoản tiền lớn để mua phát minh của ông. Nhưng Hill chống chế: “Trả đến 100.000 đô la thì cũng không mua được phát minh của tôi”. Ông nói tiếp: “Tôi có thể công bố phát minh của mình khi nào tôi thấy thích hợp”. Rồi thời gian trôi qua chẳng thấy Hill nói gì. Cuối cùng vào năm 1852, trong một bài viết gửi tới các nhà nhiếp ảnh Hoa Kỳ và công chúng chơi ảnh, Hill tuyên bố: Ông chỉ khẳng định đã làm được phát minh, nhưng khi hoàn thiện thì các quỷ sứ vô hình của một quá trình nhiếp ảnh đã gây khó khăn cho ông và ông không tài nào khắc phục được. Công luận gọi ông là tên lừa đảo.
Trong quá trình sáng tác, các nhà nhiếp ảnh chụp theo phương pháp Daguèrre, nhiều lần tình cờ thấy màu sắc hiện lên trên tấm phim của họ. Niepce de Saint-Victor, con trai của Niepce Isidor, năm 1851, đã làm được ảnh màu theo phương pháp Daguèrre bằng cách làm cho các tấm bạc nhạy sáng bằng chất clorua. Phát hiện này được nhiều đồng nghiệp hoan nghênh, nhưng không giữ màu được lâu.
manh-thuong, manh thuong, manhthuong, kien-thuc-nhiep-anh, kien thuc nhiep anh, nhiep anh, lich-su-nhiep-anh, lich su nhiep anh, nghe thuat, nghe thuat nhiep anh, nhiep anh, anh mau, nhiep anh mau, nhiep anh mau ra doi, Niepce, Daguerre 
Bức ảnh màu gần như hoàn hảo của Gabriel Lippmann năm 1891
Năm 1891, Gabriel Lippmann, giáo sư vật lý Trường Đại học Sorbonne, Pháp đã hoàn thiện một phương pháp giao thoa bắt nguồn từ hiện tương của một lớp cực mỏng, chẳng hạn như lớp màng dầu trên mặt nước, hoặc một lớp dầu nhớt trên mặt đường, khi được mặt trời chiếu sáng sẽ tạo ra tất cả các mầu sắc cầu vòng. Từ hiện tượng này, Lippmann đã tiến hành thử nghiệm: Dùng một bản kẽm mỏng bóng nhẵn, phủ một lớp nhũ tương bắt sáng, liên kết với một lớp thủy ngân lỏng. Khi ánh sáng chiếu vào, hợp chất bắt sáng nhiều lớp tạo thành hình ảnh. Qua quá trình xử lý, bản kẽm mầu hiện ra chính xác. Lippmann đã thành công trong việc tạo màu trung thực, nhưng đòi hỏi phải lộ sáng rất lâu và nhiều kỹ thuật phức tạp, nhất là khâu in tráng ảnh. Do đó, phương pháp của Lippmann rất khó áp dụng vào thực tiễn.
Từ năm 1802, nhà vật lý Thomas Young (1773-1825) sau khi làm thí nghiệm đã thông báo rằng thị giác con người có thể lưu lại 3 màu, trong đó phản ứng mạnh nhất với mầu đỏ, xanh và lục. Ông gợi ý rằng sự phản ứng đó của thị giác là nhờ sự kết hợp 3 mầu theo tỷ lệ khác nhau, tạo ra cảm giác nhìn thấy màu. Chính ý tưởng đó của Young đã hình thành nền tảng cho công trình nghiên cứu khoa học của nhà vật lý người Anh, James Clerk Maxwell (1831-187 sau này.
Năm 1861, Maxwell đã thực hiện một thí nghiệm gây xôn xao trong Viện Khoa học Hoàng gia London. Ông nói rằng người ta có thể tạo ra một màu sắc bất kỳ khi pha trộn các tỷ lệ nhất định của các ánh sáng đỏ (R), lục (G), và lam (B). Để chứng minh điều đó, ông đã chiếu lên màn hình ba hình ảnh trong suốt của một băng vải Tartan, dệt các mầu theo trang phục của người Scotland. Trước mỗi đèn chiếu ông đặt máng bằng kính trong suốt, một máng đựng dung dịch màu đỏ (R), một máng đựng dung dịch màu lam (B), và máng thứ ba đựng dung dịch màu lục (G).

Ông lần lượt chụp qua máng: đỏ, lục và lam. Chụp lần thứ nhất lọc áng sáng màu đỏ, lấn thứ hai lọc áng sáng màu lam, và cuối cùng chụp lọc ánh sáng màu lục. Từ mỗi âm bản, in thành một dương bản đen trắng trong suốt. Từ mỗi bản dương đen trắng đó đem chiếu với áng sáng màu thích hợp (áng sáng đỏ, lục và lam), trùng khít lên nhau trên màn hình ta sẽ có hình ảnh với mầu sắc như vật chụp. Kết quả cho ta một bức ảnh màu, tuy chưa thật hoàn hảo.
manh-thuong, manh thuong, manhthuong, kien-thuc-nhiep-anh, kien thuc nhiep anh, nhiep anh, lich-su-nhiep-anh, lich su nhiep anh, nghe thuat, nghe thuat nhiep anh, nhiep anh, anh mau, nhiep anh mau, nhiep anh mau ra doi, Niepce, Daguerre 
Bức ảnh màu đầu tiên tạo ra bằng phương pháp tổng hợp cộng của James Clerk Maxwell
Do Maxwell “cộng” hay còn gọi là “kết hợp” ba ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau, nên người ta gọi là phương pháp “tổng hợp cộng”. Maxwell còn cho biết nếu cộng hai mầu theo tỷ lệ bằng nhau sẽ cho ta những màu mới: vàng (Yellow = Y), cánh sen (Magenta = M) ), và lục-lam (Cyan =C). Các màu này gọi là mầu phụ hoặc màu bù:
Đỏ (R) + Lục (G) = Vàng (Yellow - Y) 
Đỏ (R) + Lam (B) = Cánh sen (Magent - M)
Lam (B ) + Lục (G) = Lục-Lam (Cyan - C)
Đỏ + Lục + Lam = Trắng (White = W)
Phương pháp tổng hợp cộng hiện nay không dùng vì nhược điểm tạo ra các hình ảnh riêng biệt và khi chiếu cả ba phim dương lên màn hình đòi hỏi phải trùng khớp chính xác. Thời bấy giờ người ta mới tạo ra được nhũ tương bắt sáng màu lam, tím, và cực tím. Cho nên Maxwell gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 1873, Hermann Vogel đã chế ra được loại nhũ tương nhạy với ánh sáng lục. Và mãi tới năm 1906, người ta mới tạo ra được loại nhũ tương nhạy với tất cả các màu trong quang phổ.
Năm 1860, Louis Ducos du Hauron người Pháp ở nông thôn và Charles Cros ở Paris, cả hai người không có mối liên hệ nào, nhưng cả hai người cùng một lúc có ý tưởng về quá trình xử lý mầu sắc. Hai người đều đưa ra một phương hướng tiếp cận mới: dùng thuốc nhuộm màu làm nền tảng cho tiến trình trừ mầu. Hauron và Cros gửi các báo cáo của họ cùng một lúc về Hội Nhiếp ảnh Pháp (Société Francaise Photographic). 

Trong phiên họp ngày 7-5-1869, Tổng Thư ký Hội đã mô tả các phương pháp của hai người gần giống nhau và đưa cho các thành viên xem các mẫu thử của hai người. Sau đó hai người trở thành bạn thân của nhau. Trong khi Cros quan tâm đến lý thuyết mầu sắc hơn là tìm ra phương pháp làm ảnh thực tế, ngược lại Hauron triển khai một loạt nghiên cứu làm ảnh mầu.
manh-thuong, manh thuong, manhthuong, kien-thuc-nhiep-anh, kien thuc nhiep anh, nhiep anh, lich-su-nhiep-anh, lich su nhiep anh, nghe thuat, nghe thuat nhiep anh, nhiep anh, anh mau, nhiep anh mau, nhiep anh mau ra doi, Niepce, Daguerre 
ảnh màu dựa trên phương pháp tổng hợp cộng và trừ của Louis Ducos du Hauron
Ý tưởng làm ảnh màu của Hauron dựa trên các nguyên tắc của phương pháp tổng hợp cộng và tổng hợp trừ. Cũng như Maxwell trước đây, Hauron dùng 3 âm bản đen trắng riêng biệt cho 3 mầu cơ bản, bằng cách chụp qua 3 kính lọc mầu: đỏ, lam, lục. Từ đó ông làm ra 3 dương bản màu riêng biệt bằng cách phủ một lớp gélatine chứa thuốc nhuộm màu. Lớp phủ thuốc nhuộm mầu này là màu bù (mầu phụ) của kính lọc mầu tương ứng. Thí dụ âm bản được làm ra từ kính lọc đỏ, thì lớp phủ dương bản chứa thuốc nhuộm màu lam-lục, thuốc nhuộm này trừ (khử) màu đỏ.

Âm bản làm ra từ kính lọc lam, thì lớp phủ dương bản chứa thuốc nhuộm vàng, thuốc nhuộm này trừ (khử) màu lam và âm bản làm ra từ kính lọc màu lục, thì lớp phủ dương bản chứa thuốc nhuộm màu cánh sen, thuốc nhuộm này trừ (khử) màu lục. Sau đó đem các hình màu chồng khít lên nhau và hiện hình với ánh sáng trắng để in hình mầu lên kính hoặc trên giấy..
Năm 1890, hãng sản xuất máy ảnh Frederic Ives bán ra thị trường loại máy chụp 3 âm bản cùng một lúc, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chụp phim màu. Đến thời điểm này, phương pháp tổng hợp cộng để làm ảnh màu vẫn là phương pháp có hiệu quả nhất.
Năm 1893, John Joly, người Tp. Dublin, Ireland đã phát minh ra phương pháp làm ảnh màu gần giống quy trình của Hauron, nhưng thay vì phải chế tạo 3 âm bản riêng biệt, ông chỉ làm một âm bản có 3 lớp màu và thay vì làm ra 3 dương bản, ông chỉ làm một dương bản có 3 lớp màu. Phương pháp này đơn giản hơn và được dùng cho đến những năm 1930.
Bức ảnh màu của John Joly chụp được từ năm 1893 bằng phim ba lớp màu, có nhược điểm không sắc nét, hạt thô. Tại nhà máy của anh em Lumière ở Lyon, Pháp, năm 1907, đã bán ra thị trường loại phim kính mầu sản xuất theo phương pháp nhuộm màu. Nhưng nhược điểm lớn nhất của loại phim kính màu là chỉ hấp thụ được 2/3 lượng sáng chiếu qua, do đó cho ta bức ảnh mờ, không sắc nét.
manh-thuong, manh thuong, manhthuong, kien-thuc-nhiep-anh, kien thuc nhiep anh, nhiep anh, lich-su-nhiep-anh, lich su nhiep anh, nghe thuat, nghe thuat nhiep anh, nhiep anh, anh mau, nhiep anh mau, nhiep anh mau ra doi, Niepce, Daguerre 
Bức ảnh màu do anh em nhà Lumière thực hiện
Trong khi quy trình tổng hợp cộng được các hãng sản xuất phim áp dụng , thì một phương pháp khác mới lạ, thuận tiện hơn, gọi là phương pháp “tổng hợp trừ”. Phương pháp tổng hợp trừ không dùng ánh sáng màu mà dùng thuốc nhuộm màu. Nó không kết hợp màu lại với nhau mà nó dùng thuốc màu để loại trừ khỏi ánh sáng trắng một số màu cấu thành nên ánh sáng trắng. Màu của thuốc nhuộm màu không phải là 3 màu cơ bản (đỏ, lục, lam) mà là màu bù (hay gọi là mầu phụ): vàng (Yellow-Y), cánh sen (Magenta-M), lục-lam (Cyan-C).
Những màu phụ có thể trừ đi từng đôi với nhau để hợp thành màu cơ bản:
Vàng (Y) + Cánh sen (M) = Đỏ (R)
Vàng (Y) + Lam-Lục (C) = Lục (G)
Cánh sen (M) + Lam-Lục (C) = Lam (B)
Năm 1812, Rudolf Fischer nhà khoa học người Đức đã chứng minh rằng các hóa chất được sử dụng trong quá trình tráng phim có phản ứng với hợp chất halogen nhạy sáng có trong chất bắt sáng và làm thay đổi các hợp chất khác thành thứ phẩm nhuộm không hòa tan. Từ nhận định đó, Fischer đã đưa thuốc nhuộm màu trộn với chất bắt sáng. Phương pháp này được gọi là phương pháp tổng hợp trừ, mà cốt lõi là 3 màng thuốc bắt sáng tiếp nhận riêng từng khu vực: Đỏ, Lục, Lam của dải quang phổ.
manh-thuong, manh thuong, manhthuong, kien-thuc-nhiep-anh, kien thuc nhiep anh, nhiep anh, lich-su-nhiep-anh, lich su nhiep anh, nghe thuat, nghe thuat nhiep anh, nhiep anh, anh mau, nhiep anh mau, nhiep anh mau ra doi, Niepce, Daguerre 
Hộp phim Kodachrome 16mm
Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, khi công trình của Fischer được công bố, nhiều hãng sản xuất phim bắt đầu nghiên cứu về cách dùng thuốc nhuộm màu trong hợp chất bắt sáng chứa 3 lớp phủ. Năm 1935, loại phim sản xuất dựa trên phương pháp chồng màu của tổng hợp trừ sử dụng 3 lớp phủ của hợp chất bắt sáng đã xuất hiện trên thị trường dưới cái tên Kodachrome là loại phim 16 mm. Đến năm 1937, hãng Kodak sản xuất loại phim 35 mm. Loại phim này doLeopold Mannes và Leopold Godowski phát minh với sự hợp tác với bộ phận nghiên cứu của hãng Eastman Kodak. Đó là loại phim màu Kodachrome, phim Slide (phim mầu đảo dương). Với loại phim này người chụp phải gửi phim đã chụp đến hãng sản xuất tráng, người chụp không thể tự tráng được.
Để đáp ứng nguyện vọng của các nhà nhiếp ảnh: tự mình có thể tráng phim màu, hãng Agfa (Đức) năm 1936, đã đưa ra thị trường loại phim đảo dương màu (slide) 35 mm, nhãn hiệu Agfacolo.
Năm 1941, dựa trên nguyên tắc âm bản – dương bản hãng phim Kodak sản xuất loại phim Kodakcolo. Về cấu trúc cơ bản giống phim Kodakchrome, nhưng hình ảnh không đảo thành dương bản mà là âm bản. Từ âm bản này người ta có thể tạo ra nhiều phiên bản dương trên giấy ảnh màu. Năm 1947, hãng phim Kodak cho ra loại phim màu đảo dương Kodakektachrome, các nhà nhiếp ảnh có thể tự mình tráng phim.
Nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày nay người ta ít dùng phim màu (cả phim đảo dương và phim âm bản màu) mà dùng thẻ nhớ, chụp với máy kỹ thuật số.
Mạnh Thường

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

CHỢ QUẢN BẠ ( CHỤP MÁY PHIM)

PHỤ NỮ VÀ NHỮNG KHOẢNH KHẮC BẤT CHỢT
11:34 20 thg 10 2012Công khai51 Lượt xem3

Những người phụ nữ Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng của Tôi trong những chuyến đi.


























 Những tấm này gom từ Allbum. Thanhk

CHỢ QUẢN BẠ ( CHỤP MÁY PHIM)

CHỢ QUẢN BẠ ( CHỤP MÁY PHIM)
22:22 1 thg 10 2012Công khai85 Lượt xem15

Quản Bạ là một thi trấn nhỏ thuộc tỉnh Hà Giang. Nơi đây có núi đôi Cô Tiên nổi tiếng. Hai trái núi nằm kề bên nhau nhìn từ xa như đôi nhũ hoa của người thiếu nữ.

Khí hậu ở đây thật tuyệt vời, Những ngày mùa hè từ Hà Giang lên khoảng hơn 1 giờ đồng hồ đi ô tô hoặc xe máy, qua Cổng trời ta như lạc vào một vùng bồng lai với nhiệt đọ lý tưởng chỉ 15 đến 17 độ. Chợ Quản Bạ cũng rất nguyên sơ mặc dù cũng đã có nhiều đổi thay so vơi những năm trước.
Một vài bức ảnh chụp bằng máy phim nhưng bây giờ lab tráng phim và scane cho chất lượng thật là thất vọng. Tuy nhiên hôm ấy không đem máy số cũng đành post lên làm kỉ niệm

***

Chợ vẫn còn khá hoang sơ

Rượu ngô Quản Bạ cũng rất ngon

Đi chợ có khi chỉ bán một con chó nhỏ

Chờ khách mua

Phong Lan được khai thác từ tự nhiên và được bán khá nhiều

Các Bà các cô ăn chè, giải khát

Các anh nhâm nhi ly rượu

Các cô cùng ăn phở

Và đây là hàng thắng cố, món ăn không thể thiếu trong các phiên chợ vùng cao.

Đợi

Đường về....xin hẹn phiên sau..!